LÃNH TỤ HỒ CHÍ MINH VẢ NHỮNG PHI CÔNG MỸ ĐẦU TIÊN CÓ MẶT Ở VIỆT NAM

"Sau gần một tháng trời miệng như câm, có tai như điếc, được gặp Bác, được nghe tiếng nói của quê hương xứ sở, viên phi công Mỹ bàng hoàng sung sướng đến phát khóc. Anh ta hoàn toàn bất ngờ, không hiểu tại sao giữa núi rừng của nước Việt Nam xa xôi này lại có cụ già trông rất quê mùa nói tiếng Anh giỏi đến thế. Ngạc nhiên hơn, anh còn biết cụ già này đã từng đặt chân đến nước Mỹ ngay từ khi anh ta còn chưa sinh ra trên đời."
--------------------------------------------------------------------------------
Tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn còn lưu giữ một họa bản của Báo "Việt Nam độc lập", cơ quan của Mặt trận Việt Minh Cao Bắc Lạng, do Lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập và điều hành.
Trong tờ báo này có một phụ bản rất độc đáo. Đó là một tranh vẽ gồm 8 bức hình liên hoàn, hướng dẫn nhân dân cách cứu Phi công Mỹ. Nội dung mô tả theo trình tự từ lúc phát hiện ra máy bay Mỹ bị quân Nhật bắn rơi, thấy dù của Phi công trên trời xuống, đến lúc giúp Phi công Mỹ chọn cất dù, cải trang rồi đưa vào chiến khu giao cho đoàn thể...
Phía trên những bức tranh liên hoàn ấy có vẽ hai lá cờ: sao vạch của Hoa Kỳ và cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, ở giữa hai lá cờ lại có một câu thơ: "Quắn đội Mỹ là bạn ta / Cứu Phi công Mỹ mới là Việt Minh".
Bức tranh và câu thơ này đến nay vẫn được coi là do Lãnh tụ Hồ Chí Minh trực tiếp vẽ. Không chỉ vẽ tranh, mà Người còn yêu cầu dựng những tiểu phẩm kịch, tả lại cách cứu Phi công Mỹ, để các đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh đi diễn trong các buổi sinh họạt văn nghệ của dân vùng giải phóng, vừa vui lại vừa cho dân dễ nhớ và dễ làm theo. Những chi tiết nêu trên, có liên quan đến một câu chuyện thú vị, xảy ra cách đây đã gần tròn 70 năm.
--------------------------------------------------------------------------------
Khoảng tháng 10/1944, trong khi làm nhiệm vụ lái chiếc máy bay B-25 bay trên vùng trời biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Trung uý phi công Mỹ tên là William Shaw đã bị quân Nhật bắn rơi xuống xã Đề Thám (có tài liệu nói rơi xuống xã Vĩnh Quang) huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng.
Đó là vùng chiến khu của Mặt trận Việt Minh - một tổ chức do Lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập, không những tập hợp mọi lực lượng trong nước, mà còn liên kết với các tổ chức ngoài nước, với đại diện của các nước phe Đồng Minh trong mặt trận chống phát xít. Bởi thế, Người đã chỉ thị cho các lực lượng phải tìm bằng được viên phi công Mỹ bị bắn rơi ấy, rồi bảo vệ, chăm sóc cẩn trọng và tìm cách đưa về Pác Bó: "Khi ở trên trời là người của họ, xuổng đây là khách cùa ta, phải đón tiếp chu đáo"...
Dù sự kiện trên đã diễn ra gần 70 năm trước, nhưng ở thành phố Cao Bằng, vào thời điểm cuối năm 2012, vẫn còn hai nhân chứng sống cuối cùng, là cụ Hoàng Nam Cường và cụ Hoàng Tuấn Sơn, đều đã gần 100 tuổi, nhưng trí nhớ của các cụ vẫn cực kỳ minh mẫn. Nhà báo Hà Huy Hoàng, người trực tiếp nghe các nhân chứng kể lại câu chuyện trên đã viết trên báo "Thế giới và Việt Nam".
Đến đầu xã Đề Thám, anh Lê Bá Vũ, Giám đốc Sở Ngoại vụ Cao Bằng bảo lái xe dừng lại để hỏi thăm đường vào nhà cụ Hoàng Nam Cường. Theo chỉ dẫn, chúng tôi men theo con đường làng đến ngôi nhà cấp 4, mái lợp ngói âm dương nằm lọt thỏm giữa vườn cây. Thấy có khách đến thăm, cụ Hoàng Nam Cường, lão thành cách mạng đang nằm nghe đài từ từ nhỏm dậy tiếp khách.
Sau khi nghe anh Vũ trình bày có nhà báo ở Hà Nội lên muốn được nghe cụ kể lại việc nuôi, giấu viên phi công Mỹ rơi ở cánh đồng Bản Ngần năm 1944, cụ cười móm mém bảo: Chuyện khác thì tôi không nhớ, nhưng chuyện cho cái tay phi công Mỹ mặc áo Thổ, đầu đội mũ nồi, cải trang đi trốn thì tôi vẫn nhớ như hôm qua thôi.
Đầu năm 1944, quân đội Nhật, Pháp vẫn xâm chiếm nước ta, quân Việt Minh thì vẫn đang còn hoạt động nửa bỉ mật, nửa công khai. Tôi nhớ lúc đó đang là mùa gặt khoảng tháng 10/1944, vào khoảng 4-5 giờ chiều, có một máy bay lượn vòng tròn trên bầu trời thị xã Cao Bằng, sau đó nghe một loạt tiếng súng nổ, một lúc sau thì thấy chiếc máy bay lao xuống cánh đồng Bản Ngần.
Anh em được lệnh tìm đến chỗ máy bay rơi thì một người dân gặt lúa gần đó nói rằng phi công đang nấp trong ngôi chùa của làng. Anh em vào chùa tìm nhung không thấy, nhìn quanh thì phát hiện những vết giầy đi ra phía sau chùa.
Đoán chắc viên phi công thấy ở chùa không an toàn đã đi vào nấp trong khe núi, lúc này trời đã nhá nhem tối. Sáng hôm sau, một người của ta đi vào trong khe núi tìm viên phi công, vừa đi vừa huýt sáo báo hiệu. Lúc lâu sau, thấy viên phi công từ trong khe núi đi ra quỳ xuống giơ hai tay hàng. Sau đó giao nộp một con dao, một súng ngắn, một bao da đeo quanh người, trong có mấy loại tiền và thuổc men.
Thời điểm đó, tôi vẫn đang hoạt động bí mật, nhưng được cấp trên giao phụ trách tổng Tượng Yên. Khi anh em dẫn phi công Mỹ về thì tôi được cơ sở báo là quân đội Nhật cũng đang đi truy lùng bắt phi công Mỹ. Để tránh bị phát hiện, tôi lấy một cái áo dài của dân tộc Thố bảo viên phi công mặc và đội chiếc mũ nồi lên đầu rồi rút lên núi.
Do có tiền Đông Dương của phi công Mỹ mang theo, tôi nhờ bà con mua giúp một con gà luộc và nấu hai nắm cơm nếp cho viên phi công ăn. Vì ngày hôm trước nhịn đói, nên khi tôi đưa gà và cơm nếp cho ăn, viên phi công đã cầm ngay con gà luộc xé ăn một loáng đã hết.
Theo lệnh của cấp trên, tổi hôm đó, tôi đưa viên phi công Mỹ tắt rừng đi về phía bờ sông để chờ anh Hoàng Tuấn Sơn đến đón. Trong khi ngồi chờ, viên phi công Mỹ ra hiệu hỏi tên tôi, nhưng vì giữ bí mật tôi không nói rõ họ tên, địa chỉ mà chỉ nói tên là Cường. Nghe nói gần đây con cháu viên phi công Mỹ đã lên Cao Bằng, khi tìm đến ngôi chùa Bản Ngần cứ đi hỏi người tên Cường nhưng không thấy. Có lẽ vì thời gian lâu quá rồi, nên cũng không ai nhớ và biết tôi đang sống ở xã bên cạnh.
Chúng tôi tìm đến nhà nhân chứng thứ hai: Cụ Hoàng Tuấn Sơn năm nay 95 tuổi, một trong những người lãnh đạo, tổ chức cướp chính quyền năm 1945 ở Lạng sơn, sau này lại làm Chủ tịch ủy ban Hành chính tỉnh Cao Bằng. Trong ngôi nhà nhỏ ở phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng, ông cụ chậm rãi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện 68 năm về trước:
Năm 1944, tôi là cán bộ Liên Tỉnh ủy Cao Bắc Lạng được trên phân công phụ trách Cao Bằng. Khi được anh em báo tin máy bay Mỹ rơi và đã đưa được phi công đến nơi an toàn, tôi liền xuống đón để đưa về Liên Tỉnh ủy đóng ở Lam Sơn.
Thời gian này phát xít Nhật khủng bố rất gắt gao, đi lại khó khăn vì vậy chúng tôi phải ngày nghỉ, đêm đi. Trước khi đi chúng tôi nấu cơm lam, làm thịt chim ngói bẫy được để đãi viên phi công Mỹ rồi lên đường. Đi bộ không quen, lại đi đêm nên viên phi công Mỹ đi rất chậm.
Hôm sau đến một gia đình cơ sở, tôi nhờ họ vào thị xã mua hộ một đôi giày vải và một cái đèn pin về đưa cho viên phi công Mỹ. Bỏ được đôi giày cao cổ nặng trịch, đi đôi giày vải nhẹ nhõm, viên phi công tỏ ra rất phấn khởi liền tặng lại cho gia đình hộp kim chỉ mang theo.
Để an toàn, tôi đã nhờ hai thanh niên trong làng đóng cho cái mảng để đi đường sông, trên mảng có kê một tấm ván cho viên phi công nằm. Chập tối chúng tôi bắt đầu lên đường, khi về gần đến Lam Sơn, chúng tôi lại bỏ mảng đi bộ tắt qua núi về làng tôi nằm gần Liên Tỉnh ủy. Về đến nhà, tôi bảo người nhà mổ gà làm cơm, cả nhà ai cũng ngạc nhiên vì lần đầu tiên có người ngoại quốc đến ăn ngủ ở nhà.
Sáng hôm sau tôi đưa viên phi công lên trú ở một hang đá bên sườn núi, rồi về nhà viết thư đưa giao liên chuyển sang Liên Tỉnh ủy báo tin đã đưa được phi công Mỹ về, Tỉnh ủy cho người đến đón. Sau đó, ông Phạm Văn Đồng lúc đó là Cổ vấn cho Liên Tỉnh ủy Cao Bắc Lạng đã viết thư cho tôi báo rằng chiều tối đồng chí Bằng Giang sẽ đến đón. Ông Phạm Văn Đồng còn cẩn thận viết riêng một lá thư bằng tiếng Anh gửi cho viên phi công Mỹ.
Không biểt nội dung thế nào, nhưng tôi thấy viên phi công nằm ngâm nga đọc tỏ vẻ thích thú lắm. Chiều muộn, đồng chí Bằng Giang và một người nữa đến đón, viên phi công bịn rịn như không muốn đi. Trước khi chia tay, anh ta lấy khẩu súng ngắn và chiẽc đồng hồ đeo tay tặng tôi, nhưng tôi cám ơn, không nhận. Tiễn đồng chí Bằng Giang và viên phi công Mỹ ra tận đầu làng, tôi mới quay trở về, lúc này hoàng hôn buông xuống, bóng tối đã bắt đầu lan tỏa.
Vậy là, sau khoảng ba tuần leo đèo, lội suối, băng rừng ròng rã, vượt qua sự lùng sục bao vây của quân Nhật, Trung uý William Shaw - người phi công Mỹ nói trên đã được đưa về Pác Bó gặp Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Sau này, Thượng tướng Phùng Thế Tài - người đầu tiên bảo vệ Bác Hồ từ khi Người về nước - đã kể lại tâm trạng của người phi công Mỹ ngày đó trong một hồi ký của mình:
"Sau gần một tháng trời miệng như câm, có tai như điếc, được gặp Bác, được nghe tiếng nói của quê hương xứ sở, viên phi công Mỹ bàng hoàng sung sướng đến phát khóc. Anh ta hoàn toàn bất ngờ, không hiểu tại sao giữa núi rừng của nước Việt Nam xa xôi này lại có cụ già trông rất quê mùa lại nói tiếng Anh giỏi đến thế. Ngạc nhiên hơn, anh còn biết cụ già này đã từng đặt chân đến nước Mỹ ngay từ khi anh ta còn chưa sinh ra trên đời."
Tấm lòng nhân hậu của Lãnh tụ Hồ Chí Minh có tác dụng cảm hoá trung uý William Shaw mạnh mẽ. Bác tặng người phi công Mỹ này bản "Chương trình Việt Minh" đã được Người trực tiếp dịch ra tiếng Anh.
Sau đó, trung uý William Shaw đã trở thành "cầu nối" để lãnh tụ Hồ Chí Minh gặp tướng Claire Chennault (1893 - 1958), Tư lệnh Không đoàn 14, có biệt danh là đơn vị "Hổ Bay" của Mỹ, đại diện cho lực lượng Đồng Minh tại vùng Hoa Nam (Trung Quốc).
- Quán bia tổng hợp -




Comments