Côn Đảo ngày Giải phóng


Côn Đảo là quần đảo gồm 16 đảo lớn nhỏ nằm ở cực nam của Tổ quốc với diện tích 7,28 km2, cách Vũng Tàu 97 hải lý (180 km). Trước năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), Côn Đảo thuộc tỉnh Gia Định, sau đó thuộc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1862, sau khi thực dân pháp hoàn thành việc chiếm ba tỉnh miền Đông, chúng đã dựng lên ở đây nhà tù đầu tiên ở Việt Nam và cũng là nhà tù đầu tiên ở Đông Dương. Trong gần 100 năm thực dân Pháp thống trị Việt Nam, nhà tù Côn Đảo đã trở thành “địa ngục trần gian”. Hàng ngàn người Việt Nam yêu nước đã bị thực dân pháp đày ải, giết hại một cách dã man.

Thế chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, từ năm 1954, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã biến Công Đảo thành một trại tập trung khổng lồ để đày ải, giết hại những nguồi yêu nước và cách mạng theo kiểu thực dân mới.

Đến đầu năm 1975, tại nhà tù Côn Đảo, đã có trên 7.000 người, trong đó có khoảng 4.000 tù chính trị, còn lại là tù thường phạm, quân phạm bị giam giữ, đày ải. Trại II, Trại III, địch dùng để giam tù thường phạm, quân phạm, còn lại tù chính trị được giam rải rác từ trại I đến trại VIII và một số trại phụ như Chuồng Bò, Cỏ Ống, Sở Muối…

Lực lượng địch đóng trên đảo có khoảng 2.000 tên, bao gồm: 1 tiểu đoàn bảo an khoảng 500 tên, 1 đại đội cảnh sát khoảng 100 tên, gần 1.000 tên làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự, an ninh (được chọn trong đám quân phạm lưu manh nhất để khủng bố, đàn áp tù nhân) và lực lượng giám thị trại. Tiểu đoàn bảo an, chúng bố trí 2 đại đội ở 2 đồn khống chế trung tâm thị trấn Côn Đảo. Đại đội còn lại của tiểu đoàn này đóng ở sân bay Cỏ Ống và chi khu quân sự Bến Đầm.

Khi ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giải phóng Tây Nguyên và cả miền Trung, quân địch ở Côn Đảo bắt đầu hoang mang Chúng đưa toàn bộ tù chính trị giam rải rác ở các trại về giam tập trung ở trại cầm cố biệt lập (trại VII). Trong khi đó, ở đất liền, Nguyễn Văn Thiệu ra sức tăng cường tuyến phòng thủ quanh Sài Gòn và hô hào “từ thủ”. Mặt khác, phái hiếu chiến do Thiệu đứng đầu đã tính đến phương án nếu mất Sài Gòn sẽ rút về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, giữ Côn Đảo - Phú Quốc làm bàn đạp để phản kích chiếm lại. Chính vì vậy, Thiệu lệnh cho Tỉnh tưởng kiêm Quản đốc nhà lao tổ chức phòng thủ Côn Đảo và lập phương án ngăn chặn, đối phó với sự nổi dậy của tù chính trị.

Thực hiện phương án này, bên trong, chúng quản lý chặt chẽ các trại, nhất là trại VII; bên ngoài, chúng củng cố con đường từ thị trấn Côn Đảo qua Hàng Dương lên Sở Tiêu. Đây là con đường chạy bọc sau lưng suốt 8 trại. Từ con đường này, địch còn mở thêm 2 đường nhánh nữa, một chạy từ đường chính vào trại I, IV, V, một chạy thẳng vào trại VI, VII, VIII. Với hệ thống đường như vậy, địch có thể khống chế cả 8 trại từ phía chân núi. Nếu các trại nổi dậy, bằng con đường này, chúng có thể bố trí hỏa lực và cơ động lực lượng đến đàn áp, dồn lực lượng nổi dậy ra phía biển và dễ dàng tiêu diệt. Thậm chí, địch còn dự kiến một phương án nếu Quân giải phóng từ đất liền đánh ra, chúng sẽ sử dụng lực lượng tù thường phạm, quân phạm vốn là những tên lưu manh, côn đồ hung hãn để đàn áp lực lượng nổi dậy và dùng lựu đạn thủ tiêu tù chính trị.

Với sự quản chế gắt gao của địch, thông tin bị hạn chế, các chiến sĩ cách mạng của ta bị giam giữ ở đây không nắm được diễn biến tình hình bên ngoài, nhất là tình hình ở đất liền. Mối liên hệ giữa các trại và hoạt động của Ban lãnh đạo các trại càng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Đảng ủy đảo vẫn tìm cách để hai đồng chí trong Thường vụ giả bệnh ra nằm ở bệnh xá để có điều kiện nghe ngóng, nắm bắt tình hình, chỉ đạo phong trào. Phát hiện những biểu hiện bất thường của địch, Đảng ủy đảo nhận định ở đất liền có biến cố lớn, thời cơ để giải thoát tù chính trị sắp đến. Đảo ủy chỉ đạo các trại hết sức cảnh giác với địch, đồng thời chuẩn bị tinh thần sẵn sàng khi có thời cơ sẽ nổi dậy. Đây cũng là thời điểm sắp đến ngày Quốc tế lao động 1-5, các trại đều chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm. Riêng trại VII, trại cầm cố biệt lập mà địch tập trung giam các tù chính trị, các chiến sĩ cách mạng chủ trương kỷ niệm ngày 1-5 thật lớn để động viên tinh thần anh em tù nhân và thăm dò phản ứng của địch.

Ngày 29-4-1975, các cánh quân của ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh sau khi đập tan tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch đã áp sát Sài Gòn. Lực lượng cố vấn Mỹ và quan chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn tìm đường chạy ra nước nogài. Sân bay Cỏ Ống ở Côn Đảo lúc này trở thành trạm trung chuyển quan chức của chính quyền Sài Gòn di tản từ sân bay Tân Sơn Nhất ra các tàu Mỹ đậu ngoài khơi. Địch ở Côn Đảo đã hoang mang càng hoang mang hơn. Đêm ngày 29-4, thấy cố vấn Mỹ ở đảo rút chạy, chỉ huy đảo cùng vợ con cũng bí mật trốn ra bàu, bỏ lại kế hoạch thủ tiêu tù chính trị và cả đám thuộc hạ thân tín. Đa số công chức, giám thị và lính bảo an hoảng sợ, rệu rã. Số ít tỏ ra thức thời muốn liên hệ với tù chính trị để lập công chuộc tôi, hy vọng được cứu sống khi chính quyền cũ bị lật đổ. Phái hiếu chiến chủ yếu gồm những tên ác ôn khét tiếng biết rằng cách mạng sẽ không dung tha cho những tội ác mà chúng đã gây ra thì ngoan cố, tìm cách chống trả đến cùng và dự định sẽ thủ tiêu tù chính trị như kế hoạch đã định trước.

Song, diễn biến quá mau lẹ của chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm chúng không kịp thực hiện âm mưu thủ tiêu tù chính trị. Trưa ngày 30-4-1975, Sài Gòn đã được giải phóng, Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Nhận được tin này, phái hiếu chiến ở trên đảo vội vàng tháo chạy thoát thân. Cuộc di tản hỗn loạn của đám tàn quân quân đội Sài Gòn diễn ra trong suốt cả đêm 30-4.

Trên đảo lúc đó vẫn còn 442 gia đình bính sĩ, công chức và giám thị. Họ hoang mang chưa biết xử trí thế nào khi bọn ác ôn tìm cách tháo chạy, bọn trật tự an ninh vốn là những phần từ lưu manh quân phạm thừa cơ nổi lên cướp phá. Tình thế đã buộc họ phải tìm đến với tù chính trị, dựa vào tù chính trị với hy vọng may ra còn được yên thân.

Nửa đêm ngày 30-4, trong lúc các trại vẫn tích cực chuẩn bị cho lễ kỷ niệm ngày Quốc tế lao động vào sáng hôm sau, thì nhóm công chức, giám thị và binh sĩ bảo an kéo đến trại VII mở cửa phòng 1 thuộc khu H báo tin Sài Gòn đã về tay Quân giải phóng, bọn cầm quyền đảo đã bỏ chạy. Họ đề nghị anh em tù chính trị ra trừng trị bọn lưu manh, quân phạm, giải phóng đảo và bảo vệ trật tự trị an trên đảo. Lãnh đạo khu H hội ý chớp nhoáng và quyết định hành động, ra lệnh cho binh sĩ, giám thị, công chức nộp vũ khí và chìa khóa trại VII, đồng thời yêu cầu họ vận động giám thị các trại khác mở cửa giải phóng cho tù nhân. Có được chìa khóa trong tay, anh em vừa mở cửa, vừa phát loa thông báo cho cả trại VII biết tin Sài Gòn đã được giải phóng, chính quyền Sài Gòn đã bị lật đổ, đồng thời phát lệnh cho tù chính trị nổi dậy giải phóng đảo vào lúc 1 giờ sáng ngày 1-5-1975. Sau 1 tiếng đồng hồ, toàn bộ 496 xà lim của trại VII đã hoàn toàn giải phóng.

3 giờ sáng ngày 1-5, lãnh đạo trài VII họp quyết định thành lập Đảo ủy lâm thời và đề ra chương trình hành động gồm ba điểm chính:

1 - Cử người đi mở cửa giải phóng toàn bộ các trại, trước hết là các lao giam giữ phụ nữ.

2 - Tổ chức ngay lực lượng vũ trang, triển khai đánh chiếm các trại lính và các vị trí xung yếu trên đảo.

3 - Thành lập Ủy ban hòa giải, hòa hợp dân gộc để quản lý và giải quyết mọi công việc trên đảo.

Thực hiện chương tình này, 1 trung đội vũ trang được thành lập bao gồm các thanh niên khỏe mạnh, trang bị súng vừa thu được của địch và các loại vũ khí thô sơ, trung đội thực hiện ngay nhiệm vụ đánh chiếm trại lính Bắc Bình Vương ở khu vực Lò Vôi, gần trại VI, trại VII. Ngay sau đó, trung đội thứ 2 được tổ chức làm nhiệm vụ đánh chiếm trại Bình Định Vương ở gần Sở Ruộng. khu vực trại I, trại IV, Trại V. Lính bảo an ở hai trại này đều đã bỏ chạy hết chỉ để lại một số lựu đạn và mấy khẩu súng không còn sử dụng được.

Cùng thời gian này, một bộ phận của trại VII đã được giải thoát đến giải phóng các trại khác.

Gần với trại VII có trại VI B. Tại đây, có khoảng 500 nữ tù nhân, trong số đó, một số vừa bị đưa từ đất liền ra. Nhờ giấu được một chiếc rađiô, chị em biết được tin tức ở đất liền. Khi nghe tin Sài Gòn đã giải phóng ngày 30-4-1975, chị em đã kiên trì vận động và cuối cùng, gần sáng ngày l1-5, đã thuyết phục tên phụ trách trại mở cửa cho ra. Ngay sau đó, chị em cử đại diện sang liên lạc với trại VII và nhận được sự chỉ đạo của Đảo ủy lâm thời.

Ở khu vực trại I, trại IV, trại V, các trại viên hầu như không nắm được thông tin gì về tình hình chiến sự đang điễn ra nên khi bộ phận của trại VII đến ở cửa giải thoát cho họ, họ rất ngỡ ngàng, tỏ vẻ nghi ngờ. Có người ở trại V còn cảnh giác đòi phải gặp được đại diện của trại VI B mới tin.

Rạng sáng ngày 1-5-1975, Trung đội vũ trang thứ ba của Côn Đảo được thành lập, nâng lực lượng vũ trang ở đây lên 1 đại đội. Ngay sau khi thành lập, trung đội này được giao nhiệm vụ đánh chiếm trụ sở cảnh sát đảo, mở các kho vũ khí của địch lấy súng đạn trang bị cho ta. Được tăng cường lực lượng, trang bị thêm vũ khí, ta tiếp tục mở cửa giải phóng các trại còn lại như trại II, trại VIII và chiếm các công sở của địch ở khu vực thị trấn. Cho đến 8 giờ sáng ngày 1-5-1975, ta đã làm chủ thị trấn Côn Đảo, giải phóng gần 8.000 tù nhân ở 8 trại chính và các trại phụ.

10 giờ sáng ngày 1-5-1975, tin Côn Đảo được giải phóng và danh sách Ủy ban hòa giải, hòa hợp đã được công bố trên đài phát thanh Côn Đảo.

Cùng trong sáng ngày 1-5, cuộc họp Đảo ủy lâm thời lần thứ hai được triệu tập. Cuộc họp đã quyết định thành lập Ban Dân vận để vận động, quản lý số binh sĩ và công chức và gia đình họ còn ở lại trên đảo. Cùng với việc thành lập Ban Dân vận, Ban Binh vận cũng đợc thành lập để quản lý số quân phạm, thường phạm và bọn trật tự, giám thị ác ôn. Bên cạnh đó, Ban Quản trị cũng ra đời để quản lý các kho vật chất và tổ chức đời sống trên đảo.

Đến chiều ngày 1-5-19754, lực lượng vũ trang ở Côn Đảo đã phát triển lên đến 1 tiểu đoàn. Với lực lượng này, ta tổ chức đánh chiếm các mục tiêu còn lại như Chi khu quân sự Bến Đầm, Đài rađa trên núi Thánh Giá, sân bay Cỏ Ống. Tại khu vực sân bay, Trung đội bảo an và nhân viên bảo vệ nộp vũ khí đầu hàng. Ta thu 27 máy bay các loại, trong số đó, nhiều chiếc còn nguyên vẹn.

18 giờ ngày 1-5, ta hoàn toàn làm chủ Côn Đảo. Buổi tối, Đảo ủy lâm thời họp mở rộng có đầy đủ đại diện các trại tham dự bàn việc tổ chức quản lý, bảo vệ đảo. Tại cuộc họp này, Đảo ủy được củng cố gồm 14 đồng chí.

Cho đến thời điểm ấy, Côn Đảo vẫn chưa liên lạc được với đất liền nên không nắm được chủ trương của Trung ương đối với đảo. Trong khi đó, một số tàu của Mỹ vẫn lớn vởn quanh đảo. Một số binh lính bảo an rã ngũ chưa nộp vũ khí, bọn ác ôn còn trốn ở các đảo xung quanh. Chúng có thể tập hợp lực lượng để chiếm lại đảo. Đề phòng tình huống bất trắc có thể xảy ra, Đảo ủy xây dựng kế hoạch phòng thủ đảo nhằm đối phó khi địch phản kích, kiên quyết bảo vệ đảo. Đảo ủy cùng toàn bộ trại VII quyết định rời về trại VI B, một địa điểm sát chân núi.. Các trại đào hầm lâp phòng tuyến sẵn sàng phương án tác chiến đánh địch phản kích. Đảo ủy còn dự kiến, nếu địch dùng lực lượng mạnh tấn công thì sẽ rút vào núi lập hai căn cứ ở núi Thánh Giá và bãi Ông Dung để chiến đấu lâu dài.

Vấn đề cấp bách đối với đảo lúc này là phải tìm mọi cách liên lạc được với đất liền để nhận sự chỉ đạo của Trung ương và xin lực lượng ra bảo vệ đảo. Với nỗ lực vượt bậc, tối ngày 2-5-1975, trạm vô tuyến trên đảo đã bắt được liên lạc với đất liền. Mọi tin tức trên đảo được báo cáo với Trung ương và Bộ Chính trị. Trong khi đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cũng đã có phương án giải phóng đảo và triển khai phương án sử dụng lực lượng hải - lục - không quân tiến công, giải phóng Côn Đảo từ ngày 1-5-1975. Ngày 2-5, khi các lực lượng tiến ra giải phóng đảo còn đang trên đường thì nhận được tin các chiến sĩ cách mạng của ta ở Côn Đảo đã nổi dậy diệt địch từ giải phóng đảo. Đêm ngày 4, rạng ngày 5-5-1975, tàu ta ra đến đảo. Lực lượng vũ trang trên đảo phối hợp với lực lượng từ đất liền ra truy quét tàn quân địch, bắt gọn số ác ôn lẩn trốn ở Hòn Cau và các đảo nhỏ xung quanh.

-GTS-
Nguồn FB: Đơn vị tác chiến Điện tử

Comments