Phi vụ 100 triệu đô và những thành công của khoa học công nghệ Phòng không Việt Nam


Cách đây vài năm, nhằm hiện đại hóa hệ thống cảnh giới - quản lý vùng trời, Việt Nam sẵn sàng chi 100 triệu USD (tương đương 2.000 tỷ đồng) và yêu cầu đối tác chuyển giao công nghệ nhưng họ đã từ chối.
hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia tự động VQ1-M do Viettel chế tạo
Hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia tự động VQ1-M do Viettel chế tạo

Không cách nào khác, ta phải tự nghiên cứu, trách nhiệm ấy được giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel mà mũi nhọn chính là Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel. Bằng sự sáng tạo không ngừng, các nhà thiết kế Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc.

Nhận thấy sắp bị vuột mất một khách hàng lớn, đối tác giảm giá xuống còn 60 triệu USD và chấp nhận chuyển giao công nghệ. Không đồng ý, Viettel vẫn tiến hành theo cách của mình khiến đối tác phải gật đầu với mọi điều kiện và giảm giá xuống còn 20 triệu USD. Có điều là lúc đấy đã quá muộn, ông chú Viettel đã hoàn tất quá trình nghiên cứu chế tạo.

Chỉ trong vòng 20 tháng, hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia tự động VQ1-M do Viettel chế tạo đã được hoàn thành, sớm hơn 4 tháng so với kế hoạch, một tiến độ vô tiền khoáng hậu.

Việc đưa Hệ thống VQ1-M vào trang bị chiến đấu đánh dấu một bước phát triển mới của CNQP Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay của Quân chủng PK-KQ.

Được tận mắt nhìn thấy hệ thống hoạt động mới hình dung hết được tính ưu việt của nó. Giao diện bằng tiếng Việt giúp kíp trực ban thao tác cực nhanh, chính xác, dễ dàng, xác suất sai sót, bỏ lọt hay hoang báo mục tiêu cực thấp.

Mọi tham số mục tiêu, tình trạng hoạt động của các trạm radar, thậm chí từng đài radar đơn lẻ đều được tích hợp, gộp lại và hiển thị trên màn hình của Sở chỉ huy, giúp Quân chủng có đầy đủ thông tin để ra những mệnh lệnh chiến đấu đúng đắn, hiệu quả.

Ngay lập tức, những mục tiêu ấy chỉ bằng động thái nhẹ nhàng như nhấp chuột, được bàn giao cho các đơn vị hỏa lực từ cấp trung đoàn, sư đoàn và cấp quốc gia đang chờ sẵn để khai hỏa.

Gần như đi lên từ con số 0, Viện nghiên cứu và phát triển Viettel đã làm được điều thần kỳ, dường như không tưởng, khi đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 9 trên thế giới tự chế tạo được hệ thống quản lý vùng trời tự động hiện đại như vậy.

Chỉ riêng việc tích hợp và Việt hóa, đồng bộ mọi bộ dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như radar thụ động, chủ động, chia sẻ dữ liệu với các đơn vị hỏa lực đáp ứng yêu cầu phát hiện sớm, tiêu diệt ngay và chính xác các mục tiêu bay ngay từ loạt đạn đầu khi chúng vừa xâm phạm vùng trời, là điều hết sức khó khăn.

Trước Việt Nam, mới chỉ có 8 quốc gia có nền công nghệ và tiềm lực kinh tế đủ để nghiên cứu chế tạo thành công các tổ hợp có tính năng tương tự.

- Quán bia tổng hợp -

Truy cập link dưới đây để cùng tham gia bình luận nào !!!
https://www.facebook.com/WarComissar/photos/a.213966772059624.43591.213961285393506/946293768826917/?type=3&permPage=1

Comments