Những ngày đầu của Không quân Nhân dân Việt Nam

Cũng như Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Không quân Nhân dân Việt Nam ban đầu chỉ có 2 chiếc máy bay, một chiếc Morane-Saulnier và một chiếc de Havilland Tiger Moth của vua Bảo Đại trao tặng cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai chiếc trên đều là máy bay hai tầng cánh, vốn đã lạc hậu vào nửa sau thập niên 40. Tuy nhiên, vào ngày 9/3/1949, Ban nghiên cứu Không quân được thành lập với mục tiêu nghiên cứu sử dụng chúng vào mục đích chiến đấu, hoặc ít nhất là thả truyền đơn vào các vùng đất bị Pháp chiếm.
không quân nhân dân việt nam
Không quân nhân dân việt nam
Nguyễn Đức Việt, một sỹ quan người Đức có cha là người Việt, phục vụ trong Binh đoàn Lê Dương đã đào ngũ sang phe ta, trở thành phi công đầu tiên của KQNDVN vào ngày 15/8/1949 trên chiếc Tiger Moth. Tuy chuyến bay nhanh chóng kết thúc do hỏng hóc cơ khí, đây vẫn là dấu mốc rất lớn trong lịch sử KQNDVN.
Trong những năm sau đó, ta bắt đầu tiếp nhận một số máy bay vận tải và huấn luyện như Aero 45, Il-14, Li-2, An-2, Zlin Z-26... Thế nhưng chiếc máy bay có khả năng chiến đấu đầu tiên trong biên chế KQNCVN không phải là từ Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc hay bất cứ nước đồng minh nào, mà lại là từ Mỹ. Đó là một chiếc T-28 Trojan.
Ngày 16/9/1963, trung úy Chert Saibory, phi công hoàng gia Lào gốc Thái đào thoát cùng một chiếc T-28 sang miền bắc Việt Nam. Anh ta bị tạm giam và chiếc máy bay trở thành thành viên mới nhất của KQNDVN. Tuy nhiên, đây là máy bay hoàn toàn mới cả về cách vận hành lẫn bảo dưỡng, sử dụng nó không hề đơn giản. Chert Saibory cuối cùng đã đồng ý cộng tác và giúp huấn luyện phi công Hoàng Ngọc Trung, người vốn chỉ bay loại Il-14.
Chiếc T-28 mang mã số 963 (thời điểm nó gia nhập biên chế). Tuy nhiên, sau khi xem xét kĩ lại nảy ra vấn đề: Một số bộ phận trên máy bay cần thay thế do đã quá cũ, có thể gây nguy hiểm khi bay. Và sự trùng hợp ngẫu nhiên đã xảy ra: Một chiếc T-28 khác thuộc đơn vị do thám của Mỹ bị bắn hạ tại tỉnh Quảng Bình. Ta nhanh chóng tiếp cận chiếc máy bay này. Nó gần như nát bét, nhưng phía ta đã thu được số phụ tùng vừa đủ để chiếc 963 sẵn sàng tham chiến vào tháng 1/1964.
Tới tháng 2/1964, đây là giai đoạn Mỹ bắt đầu tung các nhóm biệt kích thám báo để leo cao căng thẳng và phá hoại, chiếc 963 nhận lệnh trực chiến. Vào lúc 1h07 ngày 16/2/1964, chiếc T-28 số hiệu 963 đã bắn hạ một chiếc C-123, đánh dấu chiến công đầu tiên cho KQNDVN.
- Quán bia tổng hợp -

Comments